Chi tiết bài viết
Spandex là một loại sợi nhân tạo có khả năng co giãn cao, được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.
Sợi Spandex có độ đàn hồi tuyệt vời, có thể co giãn gấp 5-8 lần chiều dài ban đầu của nó.
Trong ngành may mặc, sợi Spandex thường được kết hợp các loại sợi khác như sợi tổng hợp, bán tổng hợp hay hữu cơ để dệt ra các loại vải mang tính năng của Spandex phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau, hầu như không sử dụng vải sợi Spandex 100% vì giá thành sản xuất sợi Spandex khá cao.
Tên gọi “Spandex” được sử dụng phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ.
Ở châu Âu, người ta thường dùng tên gọi “Elastane”: trong đó élasthanne (Pháp), Elastan (Đức), elastano (Tây Ban Nha), elastam (Ý) và elastaan (Hà Lan). Elastane là cách về mặt hóa học của loại sợi này.
Ngoài ra, thuật ngữ “Lycra”, là tên gọi được đăng ký bản quyền bởi DuPont Corporation, ý chỉ sợi Spandex do DuPont sản xuất ra. Lycra về mặt hóa học giống hệt với các loại sợi được gọi là Spandex hoặc elastane, và mang các thuộc tính như nhau. Tên gọi “Lycra” hay được dùng phổ biến tại các nước như: Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Argentina, Úc, New Zealand và Israel.
Sợi Spandex thường được sản xuất bằng 4 phương pháp:
Trong đó, phương pháp Kéo sợi khô (Dry-spinning) được sử dụng để sản xuất ra hơn 90% sợi Spandex trên thế giới hiện nay. Do đó, phương pháp này được cho là đại diện để mô tả quy trình sản xuất sợi Spandex. Quy trình diễn ra như sau:
Tạo ra Prepolymer bằng cách trộn macroglycol với diisocyanate monomer theo tỷ lệ 1:2.
Prepolymer được tạo ra được đem đi phản ứng với một lượng diamine tương ứng phù hợp. Quá trình này được gọi là Phản ứng mở rộng chuỗi.
Dung dịch thu được được pha loãng với dung môi để tạo ra dung dịch kéo sợi. Các dung môi giúp làm cho dung dịch mỏng hơn và dễ dàng xử lý hơn. Sau đó nó được bơm vào trong buồng sản xuất sợi.
Dung dịch kéo sợi được bơm vào một buồng kéo sợi hình trụ. Tại đây, dung dịch polymer được đẩy qua một tấm đĩa kim loại có lỗ (spinneret) để tạo thành dạng sợi. Sau đó, sợi polymer lỏng được sấy khô với khí nitơ và khí dung môi để phản ứng hoá học tạo thành sợi polymer rắn.
Các sợi sau khi ra khỏi buồng chứa được bện lại với nhau bằng một thiết bị nén khí làm xoắn các sợi lại với nhau và tạo ra độ dày mong muốn.
Sợi được xử lý với chất hoàn thiện, có thể là magnesium stearate hoặc một loại polymer khác như poly(dimethyl-siloxane). Bước này giúp ngăn việc các sợi dính với nhau và hỗ trợ cho quá trình sản xuất vải.
Sợi hoàn thành được chuyển qua chuỗi hệ thống con quay để quấn vào ống. Sau khi các ống được lấp đầy sợi sẽ được đóng gói và chuyển đến các nhà sản xuất vải. Sợi Spandex thường được dệt cùng với loại sợi khác như cotton, nylon,… để tạo thành vải và được nhuộm màu.
Các loại quần áo thể thao, đồ lót, quần áo bó (body), vớ, găng tay,…
Một số loại vải Spandex phổ biến: Cotton Spandex, Poly Spandex, CVC Spandex, Len Spandex, TR Spandex,…Vì giá thành loại sợi này khá đắt đỏ nên sợi thường được kết hợp với các loại sợi khác để dệt nên vải, tỉ lệ thành phần phù hợp với mục đích sử dụng. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ sợi cũng giúp vải có độ co giãn hơn nhiều.
SUTEKI thường sử dụng các loại vải có một lượng sợi nhất định để tạo sự thoải mái, tăng độ bền đẹp cho đồng phục. Đơn cử như áo sơ mi chất liệu Bamboo (vải sợi tre) thường có 2-4% sợi , áo polo và T-shirt chất liệu CVC cũng có tầm 3-5% sợi . Các sản phẩm như quần tây, chân váy, blazer, suit jacket cũng thường được may từ vải TR để tăng độ co dãn, giúp người mặc thoải mái vận động nơi công sở.
Qua bài viết, SUTEKI mong có thể giúp bạn hiểu hơn về loại sợi đặc biệt này để có thể lựa chọn chất liệu trang phục phù hợp.
---
Bạn cần tư vấn đồng phục? Liên hệ chúng tôi ngay nhé!
SUTEKI – Giải pháp Thời trang đồng phục
Địa chỉ
Miền Bắc: 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline
09 0188 6188 - CSKH